Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh

(04) 3972 6859 (Online từ 8h30 đến 21h00 từ Thứ 2 - Chủ Nhật)
Bạn đang xem tại
Hà Nội Hồ Chí Minh
Chọn địa điểm sẽ giúp bạn có thông tin chính xác nhất về giá và tình trạng hàng tại khu vực đó.
Ngày đăng: 23/10/2017 11:33AM

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh

Như bạn đã biết, máy lạnh hay còn gọi là máy điều hòa không khí là một trong thể thiếu trong các gia đình khá giả, hay các văn phòng làm việc…. Nó chính là nguyên nhân chính dẫn đến mức tiêu thụ điện năng của gia đình, văn phòng tăng lên đáng kể, có thể lên đến 60% so với lúc chưa sử dụng điều hòa. Vậy làm thế nào để sử dụng điều hòa một cách hiệu quả? Theo tôi, hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy lạnh sẽ giúp bạn sử dụng máy lạnh hiệu quả hơn rất nhiều.

quy-trinh-hoat-dong-may-lanh

Cấu tạo máy lạnh:

Hiện nay, các máy lạnh dân dụng được sử dụng nhiều tại Việt Nam điều được thiết kế gồm: Dàn nóng, dàn lạnh và ống dẫn gas lạnh nối giữa hai phần với nhau.

Tìm hiểu về dàn nóng:

Là dàn có thiết kế trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm kết hợp với quạt kiểu hướng trục, cùng với một số cấu tạo khác cho phép bạn đặt ngoài trời mà không cần che chắn. Tuy nhiên, khi lắp đặt bạn nên tránh để dàn nóng ở những nơi nắng gắt hay tiếp xúc trực tiếp của bức xạ mặt trời, vì sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như hiệu quả làm việc máy.

Dây điều khiển: Việc liên kết giữa dàn nóng, dàn lạnh phụ thuộc vào 2 ống dẫn gas và 2 dây điêù khiển kết nối giữa hai bộ phận này.

Ống dẫn gas bao gồm một cặp ống dịch lỏng và gas. Tùy thuộc vào kích cỡ của máy lạnh mà kích thước của ống dẫn khác nhau, bạn có thể xem kích cỡ ống dẫn trong sách kĩ thuật hay đầu nối của máy. Khi lắp đặt bạn lưu ý cho các ống dẫn kẹp vào nhau để tăng hiệu quả làm việc cho maý.

Sở dĩ dàn nóng là bộ phận tiêu tốn nhiều điện năng của máy là do cấu tạo gồm máy nén và quạt có công suất lơn. Dàn lạnh chỉ có quạt và board điều khiển nên tiêu thụ điện không đáng kể, khoảng 5%.

Dây điện nguồn: Tùy thuộc vào công suất của máy mà bạn  lựa chọn điện nguồn là 1 pha hay 3 pha. Thường công suất từ 36.000 Btu/h trở lên sử dụng điện 3 pha. Bạn có thể xem sách kĩ thuật cũng như hướng dẫn sử dụng để có thể lựa chọn điện nguồn phù hợp.

Xem thêm: Địa điểm sửa chữa bảo hành máy lạnh uy tín, chất lượng tại Hà Nội

Tìm hiểu về dàn lạnh:

Là dàn đặt ở bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, cùng với quạt ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có rất nhiều mẫu mã với kiểu dáng khác nhau, bạn có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với không gian phòng.

  • Loại đặt sàn: Đối với những không gian phòng nhỏ và hẹp nhưng trần cao bạn nên lưa chọn loại này. Đây là loại có cửa thổi gió đặt ở phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía trước.
  • Loại áp trần: Đối với những phòng có trần thấp và rộng nên lựa chọn loại này. Bởi đây là loại được lắp đặt sát la phông.
  • Loại dấu trần: Dàn lạnh kiểu dấu trần được lắp đặt hoàn toàn bên trong la phông. Để dẫn gió xuống phòng và hồi gió trở lại bắt buộc phải có ống cấp, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu dấu trần thích hợp cho các văn phòng, công sở, các khu vực có trần giả.
  • Loại treo tường: đây là dạng phổ biến nhất, các dàn lạnh lắp đặt trên tường, có cấu tạo rất đẹp. Máy điều hoà dạng treo tường thích hợp cho phòng cân đối, không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và hút về ở phía cửa hút nằm ở phía trên.
  • Loại cassette: Khi lắp đặt loại máy cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên bề mặt trần. Loại cassette rất thích hợp cho khu vực có trần cao, không gian rộng như các phòng họp, đại sảnh, hội trường.

Xem thêm: Nạp gas điều hòa ở Hà Nội nến đến điạ chỉ nào?

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh:

Trong quá trình máy hoạt động dàn lạnh chạy suốt không nghỉ, dàn nóng lúc chạy lúc nghỉ phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng đã đạt chưa.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết được máy lạnh luôn hoạt động không ngừng nghĩ kể từ khi bạn bật. Mà ở đây chủ yếu là dàn lạnh còn dàn nóng hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng có đạt chưa.

Quạt dàn lạnh hút và thổi liên tục tạo ra sự luân chuyển và phân tán không khí lạnh đều trong phòng. Trong dàn lạnh có một cảm biến nhiệt độ của không khí nối với board xử lý tín hiệu (gọi tắt là board). Cảm biến này có nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ không khí hồi về dàn lạnh (đây là nhiệt độ trung bình của không khí trong phòng).Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt (là nhiệt độ cài đặt trên remote) khoảng 1-2°C thì board sẽ điều khiển dàn nóng chạy. Khi dàn nóng chạy sẽ cung cấp gas lỏng tới dàn lạnh, gas lỏng bốc hơi trong dàn lạnh và thu nhiệt không khí đi qua dàn lạnh, không khí mất nhiệt nên nhiệt độ giảm xuống. Khi nhiệt độ không khí trong phòng giảm xuống bằng nhiệt độ cài đặt thì board sẽ điều khiển ngưng dàn nóng. Quá trình làm lạnh tạm ngưng.

nguyen-ly-hoat-dong-cua-may-lanh

Do có nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài, nên có sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong cùng với các vật tỏa nhiệt bên trong làm nhiệt độ không khí trong phòng từ từ tăng lên cho đến khi cao hơn nhiệt độ cài đặt khoảng 1-2°C (khoảng chênh lệch nhiệt độ này tùy thuộc vào thiết kế của mỗi nhà sản xuất) thì board sẽ điều khiển dàn nóng chạy lại. Quá trình làm lạnh tiếp tục.

Khi dàn nóng chạy, dàn lạnh mới có chức năng làm lạnh và tiêu tốn điện nhiều nhất. Khi dàn nóng ngưng, dàn lạnh chỉ là cái quạt luân chuyển không khí trong phòng.

Mỗi máy lạnh lắp vào một phòng nào đó, khi hoạt động sẽ đạt được nhiệt độ thấp nhất nào đó. Đây là nhiệt độ cuối cùng mà máy có thể đạt được, không thể thấp hơn được. Nếu cài nhiệt độ trên remote thấp hơn nhiệt độ này thì dàn nóng sẽ chạy suốt và tiêu hao điện tối đa.

Làm sao để biết được nhiệt độ thấp nhất, cách đơn giản nhất là chúng ta cho máy chạy với nhiệt thấp nhất trên remote, khoảng 20-30 phút sau chúng ta bấm remote nâng nhiệt độ lên đến khi nào nghe tiếng “tách” trên dàn lạnh thì có thể xem đó là nhiệt độ thấp nhất mà máy có thể đạt được. Tiếng “tách” vừa nghe là âm thanh của rơ-le trên board ngắt nguồn điều khiển dàn nóng. Để sử dụng máy hiệu quả về điện chúng ta phải vận hành máy từ nhiệt độ đó trở lên.

nguyen-ly-hoat-dong-cua-may-lam-mat-khong-khi

Một phòng đươc đăt máy lạnh theo tiêu chuẩn thiết kế dùng cho sinh hoạt phải đạt nhiệt độ 24°C. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi nhất trong khoảng 25-27°C

Nguồn: http://fix.com.vn

Trên đây là cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy lạnh hi vọng có thể giúp bạn hiểu rỏ hơn về máy lạnh để sử dụng máy lạnh hiệu quả nhất.

Bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn mua sản phẩm vui lòng liên hệ: http://dienlanhthanglong.com.vn

Tin mới

Các tin khác